Sốt khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Dấu hiệu và điều trị

Sốt là cách hệ thống miễn dịch hoạt động để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạnh hơn để giữ an toàn cho cả mẹ và trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản xoay quanh việc sốt khi mang thai.

1. Nguyên nhân khiến sản phụ bị sốt khi mang thai

Sốt thường do nhiễm trùng đường tiết niệu và virus đường hô hấp. Mẹ bầu có thể bị sốt khi mắc phải các căn bệnh như: Cúm, viêm phổi, viêm amidan, viêm dạ dày ruột do virus, viêm bể thận. [1]

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt khi mang thai: [2]

Nhiễm trùng do virus

Mẹ bầu sẽ bị sốt khi chẳng may lây nhiễm các loại virus dưới đây: [2]

  • Cúm – cúm mùa, cúm H1N1 (cúm lợn).
  • Nhiễm trùng do virus gây bệnh sởi, rubella, thủy đậu và các bệnh khác.

Nhiễm trùng do vi khuẩn

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
  • Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi và viêm phế quản.
  • Viêm amiđan.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa, thường liên quan đến tiêu chảy.
  • Viêm ruột thừa.
  • Nhiễm trùng vùng chậu.

Sốt do mang thai

Viêm màng ối là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn ở dịch ối bao quanh em bé. Bà bầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, đau bụng, tử cung đau và co thắt, có dịch ối hoặc dịch tiết âm đạo có mùi hôi. Nếu được chẩn đoán là viêm màng ối, em bé phải được sinh ra ngay lập tức, bất kể tuổi thai là bao nhiêu để tránh nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh.

Sốt du lịch khi mang thai

Có một số bệnh truyền nhiễm có thể mắc phải khi đi du lịch và phụ nữ mang thai thì nên thận trọng hơn, đặc biệt là khi đi du lịch đến các vùng lưu hành bệnh. Một số bệnh truyền nhiễm phổ biến có thể mắc phải bao gồm: [2]

  • Sốt rét.
  • Bệnh thương hàn.
  • Viêm màng não.
  • Viêm gan.

Phụ nữ mang thai cũng nên cẩn thận với tình trạng sốt sau khi tiếp xúc với động vật hoặc côn trùng cho dù có bị cắn hoặc đốt hay không.


Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn bị sốt khi mang thai

2. Triệu chứng bị sốt khi mang thai

Ngoài sốt, mẹ bầu có thể xuất hiện các triệu chứng như: [2]

  • Ớn lạnh.
  • Đau đầu.
  • Đổ mồ hôi.
  • Mệt mỏi.
  • Đau họng.
  • Đau cơ.
  • Mất nước.
  • Khó thở.
  • Đau lưng.
  • Đau bụng.
  • Cứng cổ.

Khi đi khám bệnh, mẹ bầu cần khai báo đầy đủ, chi tiết các triệu chứng mình gặp phải để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý xảy ra. Sau khi khám tổng quan xong, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để đưa ra chẩn đoán chuẩn xác nhất. 


Sốt khi mang thai khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi

3. Sốt khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Một nghiên cứu được thực hiện trên phôi động vật đã chỉ ra rằng nếu cơ thể mẹ bị sốt vào đầu thai kỳ và không được điều trị thích hợp thì thai nhi có nguy cơ mắc các khuyết tật về tim và hàm khi sinh cao hơn. Chính vì vậy, nếu bạn đang trong 3 tháng đầu thai kỳ và bị sốt trên 39 độ C thì cần phải điều trị ngay lập tức. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng ngắn hạn và dài hạn cho em bé đang phát triển trong bụng mẹ. [1]


Sốt khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi

4. Những rủi ro nếu sản phụ bị sốt khi mang thai

Sốt khi đang mang thai có thể gây ra các nguy cơ đáng lo ngại như: [2]

  • Tử vong trước khi sinh.
  • Sảy thai.
  • Các khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống.
  • Bệnh teo mắt.
  • Đục thủy tinh thể.
  • Bệnh não nhỏ.
  • Các vấn đề về chức năng và hành vi.
  • Các khiếm khuyết về phát triển sọ mặt, chẳng hạn như hở vòm miệng hoặc sứt môi.
  • Các vấn đề về phát triển răng và xương.
  • Khuyết tật phát triển tim.
  • Sinh non.
  • Rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương (CNS) như chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, tâm thần phân liệt và bại não.

Theo các chuyên gia y tế thì các rủi ro này thường liên quan đến nguyên nhân gây sốt hơn là bản thân cơn sốt. Chẳng hạn như dị tật bẩm sinh do các bệnh nhiễm trùng thuộc nhóm TORCH (toxoplasma, parovirus B19, thủy đậu, sởi, enterovirus, adenovirus, viêm gan, HIV, rubella, cytomegalovirus và herpes) gây ra. [2]

Do đó, các bà mẹ không cần lo lắng quá mức khi mình bị sốt. Thay vào đó, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để thăm khám tìm ra nguyên nhân gây sốt và điều trị kịp thời. Mẹ bầu cần tuân thủ chặt chẽ những lời căn dặn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.


Sốt khi mang thai có thể tạo nên nhiều rủi ro

5. Chẩn đoán bệnh

Ngoài khám tổng quan, có thể bác sĩ sẽ cần tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân gây sốt, chẳng hạn như: [2]

  • Xét nghiệm máu, bao gồm cả số lượng bạch cầu.
  • Nuôi cấy máu.
  • Nuôi cấy vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn.
  • Xét nghiệm đờm.
  • Phân tích nước tiểu.
  • Nuôi cấy nước tiểu.
  • Xét nghiệm phân.
  • Chọc dò tủy sống hoặc thắt lưng.
  • Nếu nghi ngờ viêm màng ối có thể cần phải chọc ối để soi dưới kính hiển vi và nuôi cấy.

Tất nhiên, mẹ bầu sẽ không phải thực hiện toàn bộ các xét nghiệm này. Sau khi khám tổng quát, bác sĩ sẽ dự đoán bệnh lý mẹ bầu đang mắc phải và yêu cầu mẹ bầu thực hiện các xét nghiệm tương ứng để đưa ra kết luận chuẩn xác nhất. 


Mẹ bầu có thể sẽ phải thực hiện nhiều xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây sốt

6. Điều trị sốt ở sản phụ

Đầu tiên, mẹ hãy bình tĩnh. Sốt là phản ứng bình thường của hệ miễn dịch khi cơ thể đang chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu sốt cao trên 38,5–39°C, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, mẹ nên chủ động hạ sốt đúng cách để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi.

Biện pháp không dùng thuốc:

  • Uống nhiều nước ấm, tránh mất nước và giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt.
  • Mặc đồ thoáng mát, tránh mặc nhiều lớp hay dùng chăn quá dày.
  • Nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, mát mẻ, hạn chế căng thẳng và hoạt động mạnh.
  • Chườm ấm vùng trán, cổ, bẹn để hạ thân nhiệt tự nhiên.
  • Lau người bằng nước ấm, thay cho tắm lạnh để tránh sốc nhiệt.

Biện pháp dùng thuốc hạ sốt (theo chỉ định của bác sĩ):

Mẹ bầu có thể dùng Paracetamol nếu sốt trên 38,5°C hoặc cảm thấy rất mệt mỏi, đau nhức (được xem là lựa chọn an toàn trong thai kỳ) .

Dạng viên sủi Paracetamol là lựa chọn tốt nhất vì:

  • Hòa tan nhanh và hấp thu tốt, giúp hạ sốt nhanh chóng.
  • Ít gây kích ứng dạ dày, phù hợp với cơ thể mẹ bầu nhạy cảm.
  • Dễ uống, đặc biệt khi mẹ đang buồn nôn hoặc chán ăn.
  • Sử dụng an toàn nếu đúng liều lượng và thời gian ngắn (≤ 3 ngày).

Liều dùng tham khảo:

Mỗi lần uống 500mg. Khoảng cách giữa các lần từ 4 – 6 giờ theo nhu cầu. Không dùng quá 4g/ngày và không lạm dụng kéo dài.

Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc hạ sốt:

  • Không dùng Ibuprofen (NSAIDs), đặc biệt sau tuần 20, vì có thể gây suy giảm chức năng thận của thai nhi và giảm lượng nước ối. [3]
  • Các thuốc NSAIDs còn có liên quan đến nguy cơ suy giảm chức năng thận và nghẽn động mạch ở thai nhi nếu dùng lâu dài trong ba tháng cuối.
  • Sử dụng Paracetamol trong thời gian ngắn được xem là an toàn, theo nhiều hiệp hội thai kỳ như ACOG, nếu dùng đúng liều. [4]
  • Nếu sau 3 ngày sốt không giảm, hoặc xuất hiện dấu hiệu như đau bụng, chảy máu, giảm chuyển động thai… mẹ nên đi khám ngay.


Mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi đầy đủ

7. Cách phòng bệnh và chăm sóc

Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn tình trạng sốt khi mang thai nhưng mẹ bầu vẫn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định, chẳng hạn như: [2]

  • Tiêm vắc-xin phòng ngừa cúm mùa và cúm H1N1 (cúm lợn).
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát trùng.
  • Không uống sữa chưa tiệt trùng.
  • Nên tránh sử dụng giường tắm nắng, bồn tắm nước nóng và phòng xông hơi trong thời kỳ mang thai.
  • Nên sử dụng thuốc phòng ngừa khi đi du lịch nước ngoài.


Mẹ bầu nên tiêm vắc-xin để phòng tránh bệnh

Sốt khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, bản thân người mẹ cần phải theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mình, kịp thời phát hiện khi có triệu chứng xấu xảy ra. Khi bị sốt, mẹ bầu cần tìm đến cơ sở y tế gần mình nhất để được thăm khám và điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, mẹ cầu cần phải khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện nếu cơ thể hoặc thai nhi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

#BotSuiHaSot #VienSuiGiamDauHaSot #SanXuatTaiPhap #UPSAVietnam #EUGMP #giảmnhanhđausốt #HieuQua #NhanhChong

Nguồn tham khảo:

  1. Can a Fever During Pregnancy Harm My Baby?: https://www.healthline.com/health/pregnancy/could-fever-harm-my-baby (Ngày truy cập: 01/04/2025)
  2. Fever in pregnancy: https://www.hfh.com.vn/en/news/fever-pregnancy.html (Ngày truy cập: 01/04/2025).
  3. FDA recommends avoiding use of NSAIDs in pregnancy at 20 weeks or later because they can result in low amniotic fluid:
  4. https://www.fda.gov/drugs/drug-safety-and-availability/fda-recommends-avoiding-use-nsaids-pregnancy-20-weeks-or-later-because-they-can-result-low-amniotic (Ngày truy cập: 28/06/2025)
  5. ACOG Response to Consensus Statement on Paracetamol Use During Pregnancy: https://www.acog.org/news/news-articles/2021/09/response-to-consensus-statement-on-paracetamol-use-during-pregnancy (Ngày truy cập: 28/06/2025)

Powered by Froala Editor