Bao nhiêu độ là sốt? Nhận biết sốt nhanh chóng bằng cách đo nhiệt độ
Sốt là tình hiện trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường. Điều này thường xảy ra do cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh như nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng). Sốt là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động để chống lại bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ bao nhiêu độ là sốt, cách đo nhiệt độ chuẩn xác nhất.
1. Bao nhiêu độ là sốt ở người lớn và trẻ em?
Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao, thường là dấu hiệu của nhiễm trùng. Hầu hết các cơn sốt không cần điều trị.
Nhiệt độ cơ thể trung bình là 37 độ C, tùy theo từng cá nhân mà mức nhiệt này có thể dao động từ 36,1 độ C đến 37,2 độ C. Sự dao động này phụ thuộc vào mức độ hoạt động, độ tuổi hoặc thời gian trong ngày. Thông thường: [1] [2]
- Người lớn tuổi có nhiệt độ cơ thể thấp hơn người trẻ tuổi, vì vậy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nhiệt độ cơ thể cao hơn một chút so với trẻ lớn và người lớn.
- Nhiệt độ cơ thể thường thấp hơn vào buổi sáng và cao hơn vào buổi tối.
- Nhiệt độ cơ thể cao hơn trong một số thời điểm nhất định của chu kỳ kinh nguyệt và khi bạn đang tập thể dục
Bạn sẽ được coi là sốt nếu có chỉ số nhiệt kế như sau: [1]
- Nhiệt độ ở trực tràng, tai hoặc động mạch thái dương là 38 độ C hoặc cao hơn.
- Nhiệt độ ở miệng là 38 độ C hoặc cao hơn.
- Nhiệt độ ở nách là 37,5 độ C hoặc cao hơn.
Ngoài nhiệt độ tăng cao thì người bị sốt còn gặp phải các triệu chứng như: [2]
- Cảm thấy lạnh, rùng mình và run rẩy.
- Đau nhức cơ thể và đau đầu.
- Mệt mỏi.
- Đổ mồ hôi liên tục hoặc thỉnh thoảng đổ mồ hôi.
- Da ửng đỏ hoặc nóng.
- Tim đập nhanh hơn.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh và trẻ em có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Chán ăn (không ăn và uống tốt).
- Đau tai.
- Tiếng khóc the thé.
- Da nhợt nhạt hoặc ửng đỏ.
- Khát nước quá mức.
- Đi tiểu ít.
Bạn nên tìm hiểu bao nhiêu độ là sốt
2. Cách nhận biết bị sốt khi đo nhiệt độ
Để biết người bệnh có bị sốt hay không thì cần sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để đo nhiệt độ, bao gồm: [1]
- Nhiệt kế trực tràng dùng để đo nhiệt độ ở trực tràng.
- Nhiệt kế đo nhiệt độ ở miệng.
- Nhiệt kế động mạch thái dương (Nhiệt kế này sử dụng máy quét hồng ngoại để đo nhiệt độ của động mạch thái dương ở trán).
- Nhiệt kế đo ở nách, còn gọi là nhiệt kế đo tai, màng nhĩ.
Để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân bạn không nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân bằng thủy tinh. Dù sử dụng loại nhiệt kế nào đi chăng nữa thì bạn cũng phải lưu ý các vấn đề sau: [1]
- Đọc hướng dẫn đi kèm với nhiệt kế.
- Vệ sinh nhiệt kế trước và sau mỗi lần sử dụng bằng cồn hoặc xà phòng và nước ấm.
- Không sử dụng cùng một nhiệt kế cho cả nhiệt độ ở miệng và trực tràng, hãy lấy hai nhiệt kế và ghi nhãn nhiệt kế nào được sử dụng ở đâu.
- Không bao giờ để trẻ em một mình khi đo nhiệt độ.
Cách sử dụng nhiệt kế như sau: [1]
Nhiệt độ trực tràng (cho trẻ sơ sinh)
- Bước 1: Bật nhiệt kế kỹ thuật số và thoa chất bôi trơn (ví dụ vaseline) vào đầu nhiệt kế.
- Bước 2: Đặt trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng, đầu gối cong lại.
- Bước 3: Cẩn thận đưa đầu nhiệt kế vào sâu khoảng 1,3 đến 2,5 cm trong trực tràng.
- Bước 4: Giữ nhiệt kế và trẻ nằm yên cho đến khi nhiệt kế kêu bíp, nghĩa là đã xong.
- Bước 5: Lấy nhiệt kế ra và đọc số.
Nhiệt độ miệng
- Bước 1: Bật nhiệt kế kỹ thuật số và đặt đầu nhiệt kế dưới lưỡi.
- Bước 2: Ngậm nhiệt kế trong thời gian theo hướng dẫn hoặc cho đến khi nhiệt kế kêu bíp báo hiệu quá trình hoàn tất.
- Bước 3: Lấy nhiệt kế ra và đọc số.
Nhiệt độ động mạch thái dương
- Bước 1: Bật nhiệt kế kỹ thuật số.
- Bước 2: Đặt nhiệt kế ở vùng động mạch thái dương để đo nhiệt độ chính xác.
Nhiệt độ nách
- Bước 1: Bật nhiệt kế kỹ thuật số.
- Bước 2: Đặt nhiệt kế dưới nách, đảm bảo nhiệt kế chạm vào da chứ không phải quần áo.
- Bước 3: Giữ chặt nhiệt kế cho đến khi bạn nghe thấy tiếng bíp của nhiệt kế, nghĩa là đo nhiệt độ đã xong.
- Bước 4: Lấy nhiệt kế ra và đọc số.
Nhiệt độ tai
- Bước 1: Bật nhiệt kế kỹ thuật số.
- Bước 2: Nhẹ nhàng đặt nhiệt kế vào ống tai chỉ trong phạm vi hướng dẫn đi kèm với thiết bị.
- Bước 3: Giữ chặt nhiệt kế cho đến khi bạn nghe thấy tiếng bíp của nhiệt kế, nghĩa là quá trình đo nhiệt độ đã xong.
- Bước 4: Lấy nhiệt kế ra và đọc số.
Cần dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể
3. Cần làm gì khi người bệnh bị sốt?
Khi bị sốt thì người bệnh cần nghỉ ngơi là chính, cụ thể:
Trẻ sơ sinh và trẻ em
Biện pháp không dùng thuốc:
- Bổ sung nước: cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây, dung dịch điện giải phù hợp để bù nước.
- Giữ thoáng mát: mặc quần áo thoải mái, thoáng khí, tránh ủ kín.
- Lau người bằng nước ấm: giúp cơ thể trẻ hạ nhiệt nhanh chóng và dễ chịu.
- Nghỉ ngơi: cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, nhiệt độ phù hợp
Biện pháp dùng thuốc không kê toa OTC:
Khi trẻ có dấu hiệu khó chịu, mệt mỏi do sốt, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả như Paracetamol hoặc Ibuprofen theo khuyến nghị từ Dược sĩ. Trong đó, Paracetamol là lựa chọn phổ biến và phù hợp để hạ sốt cho trẻ nhỏ, đặc biệt ở các dạng bào chế như viên đặt hậu môn và bột sủi:
- Viên đặt hậu môn hấp thu nhanh qua trực tràng, giúp hạ sốt hiệu quả ngay cả khi bé đang ngủ. Dạng thuốc này rất tiện khi bé đang nôn ói, không uống được thuốc hoặc sốt cao kèm nguy cơ co giật.
- Dạng bột sủi tan nhanh, dễ hấp thu, có thể hòa cùng cháo loãng, nước trái cây hoặc sữa để bé dễ uống hơn. Đây là giải pháp vừa nhanh vừa tiện, nhất là với những bé không hợp tác khi uống thuốc viên.
Người lớn
Người bệnh cần được chăm sóc như sau:
Biện pháp không dùng thuốc:
- Uống nhiều nước.
- Mặc quần áo nhẹ và tránh sử dụng đồ trải giường như chăn, đệm. Chúng có thể khiến bạn cảm thấy quá nóng, dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng.
- Nằm nghỉ trong phòng có nhiệt độ ở mức dễ chịu, đi ngủ sớm hơn bình thường và đủ giấc.
- Tránh tắm nước lạnh.
- Tích cực nghỉ ngơi và tránh hoạt động mạnh cho đến khi các triệu chứng biến mất.
- Sử dụng chăn mỏng nếu bạn cảm thấy lạnh cho đến khi hết lạnh.
Biện pháp dùng thuốc không kê toa (OTC):
Khi sốt gây cảm giác mệt mỏi, đau nhức hoặc khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt không kê toa như Paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Paracetamol là thuốc hạ sốt – giảm đau phổ biến, an toàn cho hầu hết mọi người. Thuốc có nhiều dạng bào chế như viên nén, viên nang, viên sủi,… Trong đó, viên sủi là dạng được các chuyên gia khuyên dùng nhờ:
- Hòa tan hoàn toàn và nhanh chóng trong nước, giúp thuốc hấp thu tốt hơn.
- Tác dụng giảm sốt nhanh hơn so với dạng viên nén thông thường.
Đây là lựa chọn tiện lợi, hiệu quả và phù hợp cho cả người lớn lẫn trẻ em từ 13kg trở lên khi cần giảm sốt nhanh và an toàn tại nhà.
Nên nghỉ ngơi khi bị sốt
4. Khi nào thì nên gặp bác sĩ khi bị sốt?
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt thì bạn cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Đối với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, bạn cần căn cứ vào các dấu hiệu trẻ gặp phải. Việc thăm khám bác sĩ có ý nghĩa quan trọng nếu trẻ xảy ra các triệu chứng sau đây: [1] [2] [3]
- Sốt nhưng không đổ mồ hôi hoặc đổ mồ hôi nhiều.
- Đau đầu dữ dội.
- Co giật.
- Cổ cứng.
- Lú lẫn.
- Nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục.
- Trở nên cáu kỉnh.
- Khó chịu hoặc có hành vi bất thường mà không cải thiện ngay cả sau khi đã uống thuốc hạ sốt.
- Các triệu chứng mất nước, bao gồm không có tã ướt trong hơn 8 đến 10 giờ, khóc mà không chảy nước mắt, miệng khô hoặc từ chối uống chất lỏng.
- Cổ cứng hoặc đau đầu.
- Đau bụng.
- Khó thở.
- Phát ban.
- Đau khớp hoặc sưng khớp.
- Sốt kéo dài hơn năm ngày.
- Sốt cao hơn 40 độ C.
- Các loại thuốc như ibuprofen hoặc acetaminophen không có tác dụng hạ sốt.
- Có vấn đề về hô hấp hoặc tiểu tiện.
- Cực kỳ chậm chạp hoặc buồn ngủ.
- Chán ăn.
- Chảy nước dãi quá nhiều hoặc khó nuốt .
- Khóc liên tục.
Người lớn cần thăm khám bác sĩ nếu bị sốt và có các triệu chứng dưới đây: [1] [2]
- Khó thở.
- Đau ngực.
- Đau đầu dữ dội hoặc cứng cổ.
- Đau bụng.
- Nôn mửa liên tục.
- Các triệu chứng mất nước, bao gồm khô miệng, tiểu ít hoặc tiểu sẫm màu hoặc không uống nước.
- Phát ban trên da.
- Khó nuốt chất lỏng.
- Đau khi đi tiểu hoặc đau lưng.
- Sốt cao hơn 39,4 độ C.
- Ánh sáng làm mắt bạn khó chịu (sợ ánh sáng).
- Co giật hoặc động kinh .
- Có hành vi kỳ lạ.
- Lú lẫn hoặc cáu kỉnh.
- Khó thức dậy hoặc buồn ngủ quá mức.
- Ảo giác.
Bạn cũng nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bị sốt và thuộc nhóm đối tượng sau: [2]
- Vừa mới ra viện hoặc đã phẫu thuật.
- Vừa trở về từ chuyến đi nước ngoài.
- Đang được điều trị ung thư hoặc đang dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
Sốt trên 41 độ C có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nếu nhiệt độ cơ thể đạt đến mức này, các cơ quan của bạn sẽ bắt đầu hoạt động không bình thường và cuối cùng sẽ suy yếu. Ngay cả sốt vừa phải cũng có thể nguy hiểm đối với người lớn mắc bệnh phổi hoặc tim vì sốt làm tăng nhịp thở và nhịp tim. Sốt cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tinh thần của những người mắc chứng mất trí.
Nên gặp bác sĩ nếu bệnh phát triển nặng
Qua bài viết trên đây, bạn có thể hiểu rõ bao nhiêu độ là sốt và cách dùng nhiệt kế chuẩn xác để đo nhiệt độ cơ thể. Sốt là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đã được kích hoạt, thường là để chống lại nhiễm trùng nên không cần lo lắng quá mức. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể quá cao, đi kèm với các triệu chứng nguy hiểm như co giật, nôn mửa, ảo giác,… thì người bệnh nên đi đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nguồn tham khảo:
- Fever: First aid: https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-fever/basics/art-20056685#:~:text=These%20thermometer%20readings%20are%20thought,(37.2%20C)%20or%20higher (Ngày truy cập: 01/04/2025).
- Fever: https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/10880-fever (Ngày truy cập: 01/04/2025).
- Fever: https://www.healthdirect.gov.au/fever (Ngày truy cập: 01/04/2025).
Powered by Froala Editor