Bị sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh và phục hồi thể trạng?


Sốt xuất huyết khiến người bệnh luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn uống. Hệ miễn dịch và sức đề kháng của họ lúc này đóng vai trò rất quan trọng để chiến đấu với vi rút xâm nhập. Vậy khi bị sốt xuất huyết nên ăn gì để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.


Bị sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì là thắc mắc của rất nhiều người


1. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

1.1. Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu người bị sốt xuất huyết. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Dengue gây ra và trung gian duy nhất giúp vi rút này lây sang con người chính là muỗi vằn. Vậy nên có thể nói sốt xuất huyết không thể lây trực tiếp từ người qua người nếu không có muỗi vằn.

1.2. Biểu hiện của bệnh

Khi bạn bị đốt bởi muỗi nhiễm virus, các triệu chứng của sốt xuất huyết thường sẽ bắt đầu từ 4 đến 6 ngày và kéo dài khoảng 10 ngày. Các triệu chứng này bao gồm:

- Sốt cao đột ngột, có thể lên đến 41 độ C

- Đau đầu dữ dội, có thể kèm đau khớp và đau cơ

- Mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa

- Phát ban trên da có thể xuất hiện từ 2 đến 5 ngày sau khi bắt đầu sốt

- Chảy máu nhẹ (chảy máu mũi, chảy máu nướu răng hoặc dễ bị bầm tím


Khi bị sốt xuất huyết, cơn sốt có thể lên đến hơn 40 độ C


1.3. Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Hiện nay không có thuốc hoặc phương pháp điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết. Tuy nhiên đừng quá lo lắng vì hầu như các triệu chứng sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1 tuần và cũng có rất nhiều phương pháp bạn có thể áp dụng tại nhà để khỏi bệnh nhanh hơn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn với các biến chứng như giảm tiểu cầu nặng, viêm gan, viêm cơ tim làm đe dọa tính mạng. Khi đó bạn nên được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kiểm tra và ngăn ngừa các biến chứng.


2. Bị sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, thể trạng?

Những bệnh nhiễm trùng do vi rút thường sẽ tự khỏi mà không cần chăm sóc y tế đặc biệt. Việc mà bạn cần làm trong giai đoạn này hỗ trợ hệ miễn dịch mau chóng tiêu diệt vi rút trong cơ thể bằng cách ăn uống đúng chất và đầy đủ. Vậy, bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

    Uống đủ nước

Đây là yếu tố quan trọng nhất để phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng do sốt xuất huyết. Những người bị sốt xuất huyết rất dễ bị mất nước do tình trạng sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy và chán ăn, nếu không được bổ sung nước đầy đủ có thể dẫn đến sốc và tử vong. Hãy uống ít nhất 5 ly nước trở lên, có thể bao gồm nước lọc, nước ép trái cây,... để bù đủ nước cho cơ thể.

 

Bù nước là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị sốt xuất huyết


    Ăn các loại cháo, súp loãng giàu dinh dưỡng

Cháo, súp hay thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ ăn và cũng dễ tiêu hóa hơn. Không những thế, món ăn này còn bổ sung nước cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho người bệnh.

    Ăn nhiều trái cây tươi

Trái cây là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin và chất xơ, giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch để chống lại virus và giảm cảm giác buồn nôn cho người bệnh.

Tăng cường bổ sung những loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, dâu tây, ổi,... sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục khi bị sốt xuất huyết.

    Ăn các loại thực phẩm giàu protein

Protein chính là nguyên liệu chính xây dựng hệ miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung protein đầy đủ không chỉ giúp tăng cường số lượng và chất lượng các tế bào miễn dịch mà đây cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Những thực phẩm giàu protein rất đa dạng và dễ tìm, bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,...

 

Cần bổ sung nguồn protein lành mạnh cho người bị sốt xuất huyết


    Ăn các món chế biến từ bí đỏ

Bí đỏ rất giàu acid amin và vitamin A, giúp hỗ trợ quá trình sản xuất tiểu cầu của cơ thể. Ngoài ra, bí đỏ cũng chứa các chất chống oxy hóa có vai trò ức chế các gốc tự do sinh ra khi bạn bị sốt xuất huyết.

    Uống nước lá đu đủ

Nước ép lá đu đủ là một bài thuốc chữa sốt xuất huyết khá nổi tiếng. Lá đu đủ sẽ giúp bạn "chiến đấu" với bệnh sốt xuất huyết nhờ giúp làm tăng số lượng tiểu cầu và cải thiện khả năng miễn dịch. Bạn có thể ép hoặc xay lá đu đủ, sau đó chiết lấy nước rồi thêm vào một ít nước lọc và uống 2-3 lần một ngày để có kết quả tốt hơn.

    Uống nước dừa tươi

Nước dừa giúp bổ sung chất điện giải và nhiều chất khoáng vi lượng khác cho cơ thể khi bị mất nước do sốt xuất huyết. Bạn có thể thay 1 ly nước lọc bằng 1 trái dừa tươi để làm tăng vị giác đồng thời vẫn cung cấp đủ nước và chất điện giải.

 

Uống nước dừa tươi giúp bổ sung các khoáng chất cần thiết cho người bị sốt xuất huyết


    Uống trà gừng

Gừng là một loại trà thảo mộc cực kỳ tốt cho người bị sốt xuất huyết. Khi bị sốt xuất huyết cơ thể thường có cảm giác lạnh, uống một ly trà gừng có thể giúp cơ thể ấm lên. Đặc biệt trà gừng còn giúp giảm cảm giác buồn nôn, kích thích cảm giác ngon miệng khi ăn.

    Uống viên sủi bổ sung vitamin C nâng cao sức đề kháng

Ngoài là chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C còn kích thích sản xuất các tế bào miễn dịch như bạch cầu, tế bào lympho và đại thực bào - những "chiến binh" bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập. Việc bổ sung nhiều vitamin C bằng viên sủi khi bị sốt xuất huyết là một trong những cách hiệu quả và phổ biến được áp dụng hiện nay. 

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại viên sủi vitamin C của các hãng dược khác nhau nhưng các bác sĩ, dược sĩ thường sẽ ưu tiên chọn những viên sủi vitamin C nhập khẩu từ nước ngoài như Pháp cho người bệnh vì chúng có vị thơm ngon, dễ uống, kỹ thuật sản xuất hiện đại hơn.

 

Bổ sung vitamin C nhanh chóng và tiện lợi bằng viên sủi vitamin C


3. Một số loại thực phẩm cần kiêng cữ khi bị sốt xuất huyết

    Thực phẩm có vị cay, nóng

Người bệnh sốt xuất huyết thường bị sốt cao, việc ăn những thức ăn cay, nóng như ớt, mù tạt, mỳ cay... sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Điều này không những khiến tình trạng bệnh nặng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.

    Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ khiến bạn khó tiêu, làm tăng cảm giác chán ăn, mệt mỏi khi bị sốt xuất huyết.

    Thực phẩm quá ngọt

Những thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Việc này có thể cản trở hoạt động tiêu diệt vi rút của các tế bào bạch cầu.

    Thực phẩm có màu sẫm tối

Trong suốt giai đoạn bị bệnh, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì chúng có thể làm phân đổi màu, làm khó phân biệt với tình trạng xuất huyết do biến chứng nặng của sốt xuất huyết.

 

Tránh thực phẩm có màu sẫm tối vì có thể gây nhầm lẫn với hiện tượng xuất huyết


Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích bạn có thể áp dụng nếu không may bị sốt xuất huyết. Một điều may mắn đó là sốt xuất huyết hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không để ao tù nước đọng, sử dụng màn khi ngủ để không cho muỗi có cơ hội phát triển và truyền bệnh cho bạn.



NGUỒN THAM KHẢO:

1.    Web MD. Dengue Fever

2.    Healthline. Dengue Fever

3.    Tips Make. Foods to supplement for dengue



Powered by Froala Editor