10 cách chữa đau đầu nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà
Đau đầu được biết đến là một trong những bệnh phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi, chịu tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù nguyên nhân là gì, thì việc ưu tiên chữa đau đầu nhanh chóng là điều vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân lấy lại cân bằng và đảm bảo các hoạt động hàng ngày, sau đây là 10 cách chữa đau đầu đơn giản mà hiệu quả có thể áp dụng tại nhà.
Đau đầu thường xuyên khiến bạn mệt mỏi và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống
1. Tìm hiểu về cơ chế hình thành cơn đau và các loại đau đầu thường gặp
Các cơ chế hình thành cơn đau đầu rất đa dạng, do não và hệ thống thần kinh não chịu ảnh hưởng cũng như liên kết chặt chẽ với các bộ phận, cơ quan khác nhau trong cơ thể. Bất kỳ yếu tố bên ngoài (thời tiết, môi trường, virus, thuốc, ...) hay bên trong (nội tiết, bệnh lý, chế độ ăn uống nghỉ ngơi, ...) đều có thể có tác động và tạo ra cơn đau đầu. Vì thế, cần xác định rõ nguyên nhân để biết được cơ chế gây nên cơn đau, từ đó tìm ra biện pháp điều trị hiệu quả.
1.1. Đau đầu do căng thẳng, stress kéo dài
Theo Tổ chức Đau nửa đầu Hoa Kỳ, gần một nửa số người Mỹ sống chung với chứng đau nửa đầu đều có kèm theo chứng lo lắng, căng thẳng. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng những người bị chứng đau nửa đầu có nguy cơ bị stress cao gấp 5 lần so với những người không bị.
Đau đầu và căng thẳng đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Stress được biết là nguyên nhân gây ra lo lắng, cáu kỉnh và bồn chồn quá mức. Và nó cũng có thể gây ra các triệu chứng lên thể chất như đau bụng, mệt mỏi, thở nông, và phổ biến là đau đầu. Đau đầu do stress hay căng thẳng có thể âm ỉ hoặc đau nhức nhẹ đến trung bình, kèm theo cảm giác căng cứng ở cổ và áp lực phía sau mắt. Đau đầu dữ dội hoặc thường xuyên ngược lại cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo lắng, căng thẳng ở bệnh nhân.
Căng thẳng và stress kéo dài là một trong những nguyên nhân gây đau đầu phổ biến
1.2. Đau đầu do rối loạn giấc ngủ
Một giấc ngủ ngon giúp chúng ta khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và có tinh thần thoải mái, đối với những người thường xuyên bị đau đầu, điều này đặc biệt quan trọng. Giấc ngủ không đều đặn hay những thay đổi trong cách ngủ thể gây ra chứng đau đầu ở một số người.
Thiếu ngủ từ bất kỳ nguyên nhân nào - bao gồm chứng mất ngủ, tắc nghẽn, ngưng thở khi ngủ, và các rối loạn nhịp sinh học - có thể gây ra kiệt quệ về tinh thần và thể chất, dẫn đến đau đầu. Giấc ngủ là thời gian giúp cơ thể loại bỏ các chất thải ra khỏi nào, giúp bảo vệ chống lại đau đầu, hay thiếu ngủ do chứng ngưng thở, làm thiếu oxy cung cấp cho não, tăng lượng carbon dioxide, cũng gây đau đầu, ngoài ra các cơ chế phức tạp khác liên quan đến chuyển hóa, nội tiết cũng có ảnh hưởng đến bệnh nhân đau đầu do thiếu ngủ.
1.3. Đau nửa đầu (đau đầu migraine)
Chứng đau nửa đầu là một chứng rối loạn đau đầu mãn tính đi kèm với những rối loạn về thính giác hoặc thị giác. Cơn đau liên quan đến chứng đau nửa đầu cổ điển thường được mô tả là đau nhói và nằm ở 1 bên của đầu, thường không phải là đau toàn bộ. Đặc điểm khác để nhận biết của chứng đau nửa đầu là buồn nôn, nôn và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và khứu giác.
Đau nửa đầu là loại đau đầu nguyên phát phổ biến thứ hai trong tất cả. Đau nửa đầu ảnh hưởng đến trẻ em cũng như người lớn. Trước tuổi dậy thì, trẻ em trai và gái bị ảnh hưởng như nhau bởi chứng đau nửa đầu, nhưng sau tuổi dậy thì, nhiều phụ nữ bị ảnh hưởng hơn nam giới.
1.4. Đau đầu do viêm xoang mũi
Đau đầu do viêm xoang là một rối loạn đau đầu thứ phát cũng rất phổ biến và do viêm xoang cấp tính gây ra. Khi các xoang sưng lên kèm theo viêm, áp lực sẽ tích tụ trong xoang, gây ra đau đầu. Có thể được điều trị bằng cách kiểm soát viêm xoang cơ bản với thuốc kháng sinh hoặc steroid.
Viêm xoang mũi có thể gây đau đầu, đau nửa đầu
1.5. Đau đầu do lạm dụng thuốc
Việc lạm dụng các chất gây nghiện đã được báo cáo thường xuyên ở những bệnh nhân đau đầu mãn tính. Ngoài ra các thuốc kê đơn cũng như không kê đơn cũng gây cho bệnh nhân các chứng đau đầu khác nhau khi lạm dụng quá mức, như Aspirin, acetaminophen, caffeine, Butalbital, ergot alkaloids, NSAIDS, ...
Lạm dụng lâu dài bên cạnh đó còn có thể dẫn đến tổn thương cơ quan, biến chứng, tổn thương mạch máu và đau đầu mãn tính không thể kiểm soát dẫn đến chất lượng cuộc sống kém hơn và thường bị trầm cảm.
1.6. Đau đầu do thời tiết thay đổi
Những đối tượng dễ bị đau đầu, thì khi thời tiết thay đổi, bầu trời xám xịt, độ ẩm cao, nhiệt độ tăng và bão đều có thể khiến cơn đau đầu xuất hiện. Sự thay đổi áp suất gây ra khi thời tiết thay đổi được cho là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi về điện và hóa học trong não. Điều này làm kích thích dây thần kinh, dẫn đến đau đầu.
1.7. Đau đầu do cảm, sốt, nhiễm virus
Bất cứ ai từng bị cúm chắc có lẽ đã trải qua cơn đau đầu kèm theo nhiễm trùng này. Nhiều bệnh nhiễm vi rút có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra đau đầu. Đau đầu liên quan đến các bệnh nhiễm vi-rút này dường như liên quan đến sốt, cơ thể sản xuất interferon và các yếu tố khác của hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm vi-rút.
Ngoài ra đau đầu cũng có thể liên quan đến những bệnh nhiễm vi-rút ảnh hưởng đến đường hô hấp trên, chẳng hạn như vi-rút cảm lạnh thông thường, Rhinovirus. Tình trạng nhiễm trùng đặc biệt này có thể gây ra tắc nghẽn dữ dội trong đường mũi, đôi khi gây tắc nghẽn đường dẫn lưu ở xoang và cũng có thể gây đau đầu. Đau đầu dữ dội cũng có thể do nhiễm vi-rút tấn công đặc biệt vào não và các lớp bao phủ của não, chẳng hạn như viêm não và viêm màng não.
2. Hướng dẫn 10 cách chữa đau đầu đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà
2.1. Tìm kiếm và khắc phục nguồn nguyên gây đau đầu
Bước đầu tiên trước khi tiến hành bất kỳ phương pháp chữa đau đầu nào là phải xác định được nguồn nguyên nhân gây nên cơn đau. Tuy có nhiều biện pháp giảm ngay cơn đau tại chỗ, nhưng nếu vấn đề gốc rễ (nguyên nhân chính) vẫn chưa được giải quyết, thì cơn đau đầu có thể trở lại bất kỳ lúc nào. Xác định chính xác và giải quyết triệt để mới có thể chữa dứt điểm.
2.2. Ngủ đủ giấc, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý
Giấc ngủ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc mệt mỏi mà còn có thể là nguyên nhân chính gây ra đau đầu khi người bệnh ngủ không đủ giấc hay có những rối loạn xuất hiện trong giấc ngủ. Do đó, đảm bảo một chế độ nghỉ ngơi hợp lý kèm ngủ đủ giấc là liệu pháp tự nhiên, tại nhà, hiệu quả cho những bệnh nhân mắc chứng đau đầu liên quan đến giấc ngủ, hay căng thẳng.
Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý giúp hạn chế sự hình thành các cơn đau đầu
2.3. Không để bản thân bị căng thẳng và stress kéo dài
Chủ động tách bản thân ra khỏi các yếu tố làm cơ thể căng thẳng mệt mỏi, ví dụ như công việc, các mối quan hệ, thời gian hoạt động mỗi ngày, ... để cắt được một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau đầu: stress. Bên cạnh đó, có thể giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng bằng việc tăng cường tham gia các hoạt động xã hội cũng như thể dục thể thao, có thể kết hợp thêm các hoạt động giảm stress hiệu quả như thiền, nghe nhạc, nhảy múa, các hoạt động gần gũi với thiên nhiên.
2.4. Xây dựng lối sống lành mạnh (tập thể dục, hạn chế rượu bia, thuốc lá…)
Bên cạnh stress, kẻ thù khác của các chứng đau đầu đó là các chất gây nghiện, cồn, nên hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá hay bất kỳ chất gây nghiện nào. Việc sử dụng lâu dài không chỉ gây tổn thương não mà còn ảnh hưởng lên toàn bộ hệ thống của cơ thể. Cố gắng duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế các chất trên đồng thời bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, kết hợp thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng về tinh thần lẫn thể chất.
2.5. Bổ sung đầy đủ nước và dinh dưỡng cho cơ thể
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng kèm bổ sung nước xuyên suốt trong ngày luôn giúp cơ thể khỏe mạnh tự nhiên mà không cần dùng thuốc. Một số lưu ý khác về dinh dưỡng có thể kể đến việc hạn chế dùng các thực phẩm có thể gây ra hay làm trầm trọng hơn chứng đau đầu như:
● Sô-cô-la, vì có chứa beta-phenylalanin.
● Thực phẩm giàu nitrat, chẳng hạn như thịt nguội và xúc xích.
● Bột ngọt (MSG), chất làm ngọt nhân tạo, đặc biệt là aspartame.
● Tyramine, một hóa chất được tìm thấy trong thực phẩm lên men, pho mát lâu năm và một số loại bánh mì mới nướng.
● Đồ uống có cồn.
Ngược lại, một số loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin và axit béo có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, ví dụ như
● Thực phẩm giàu magie như rau lá xanh đậm, bơ và cá ngừ.
● Axit béo omega-3 ở cá như cá thu và cá hồi, hạt và các loại đậu.
2.6. Cách chữa đau đầu bằng thiền, yoga
Thiền đã được chứng minh là giúp giảm triệu chứng của đau mãn tính, bao gồm cả đau đầu. Thiền có thể làm tăng hoạt động của một phần của hệ thống thần kinh chịu trách nhiệm làm chậm nhịp tim và thư giãn các mạch máu, và ức chế phần của hệ thống thần kinh chịu trách nhiệm về căng thẳng. Một nghiên cứu cho thấy 72% bệnh nhân bị đau mãn tính trải qua khóa tập thiền định đã giảm đáng kể mức độ đau của họ. Trong một nghiên cứu khác, những bệnh nhân thực hành thiền định ít bị đau nửa đầu hơn, tăng cường khả năng chịu đau và cảm thấy hạnh phúc hơn.
Cùng với thiền, yoga cũng là một phương pháp giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể, các bài tập tư thế, kết hợp với thở đúng cách, giúp cơ thể không chỉ giải tỏa căng thẳng, giảm stress hiệu quả mà còn tăng dẻo dai, sức chịu đựng cũng như hệ miễn dịch.
Thiền và yoga không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn là cách chữa đau đầu lành mạnh.
2.7. Cách chữa đau đầu bằng massage, bấm huyệt
Massage là một trong những phương pháp điều trị rất phổ biến tại Việt Nam bởi cảm giác dễ chịu mang lại và tính hiệu quả cho chứng đau đầu do căng thẳng. Massage bấm huyệt giúp giải phóng căng thẳng và thư giãn cơ thể về tinh thần lẫn thể chất.
2.8. Cách chữa đau đầu bằng nghe nhạc trị liệu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghe nhạc có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu. Điều này được cho là có thể xảy ra vì độ rung và tần số của âm nhạc làm giảm căng thẳng của cơ thể. Có thể lựa chọn các loại âm nhạc nhẹ nhàng, chẳng hạn như cổ điển, nhạc thiền, âm thanh thiên nhiên như tiếng gió, nước chảy, ... Một lưu ý nhỏ đó là không nên tai nghe khi nghe nhạc bởi việc nhét tai nghe vào tai hoặc qua đầu có thể tạo thêm áp lực khiến cơn đau nửa đầu trở nên tồi tệ hơn.
2.9. Tránh xa những nơi ồn ào và nguồn ánh sáng gay gắt
Ánh nắng mặt trời trực tiếp có thể kích hoạt cơn đau đầu bởi vì:
● Mất nước: Mặt trời tỏa ra nhiệt, và nhiệt đó có thể dẫn đến mất nước, Mất nước khiến mạch máu co lại, có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu.
● Độ nhạy sáng: Ánh sáng mặt trời phát ra một số bước sóng ánh sáng và những bước sóng đó có thể thực sự gây rối loạn não bộ thông qua các dây thần kinh.
Do đó nên tránh các nguồn sáng trực tiếp nếu cơ thể bạn đang có triệu chứng đau đầu.
2.10. Cách chữa đau đầu bằng sử dụng thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn với liều lượng thích hợp là giải pháp an toàn giúp bạn có thể giảm các chứng đau đầu kéo dài, khó chịu. Hiệu quả đạt được tốt nhất được dùng khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn đau đầu, vì điều này giúp thuốc có thời gian hấp thụ vào máu và giảm bớt các triệu chứng của bạn. Không nên đợi cho đến khi cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn rồi mới dùng thuốc giảm đau, vì thuốc thường đã quá muộn để phát huy tác dụng. Trong đó, các thuốc phổ biến nhất phải kể đến là paracetamol, ibuprofen, naproxen, codein và aspirin.
Paracetamol là một thuốc hạ sốt, giảm đau tương đối an toàn và dùng được cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ em hay phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Trong khi đó ibuprofen và aspirin thuộc nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs), có thể gây ra tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa và thường không nên sử dụng cho trẻ em.
Trên thị trường có rất nhiều dạng Paracetamol, từ viên nén, viên nang, đến viên sủi. Dạng Paracetamol viên sủi nhập khẩu từ Pháp đã và đang được các bác sĩ, dược sĩ đánh giá cao và kê đơn phổ biến để điều trị nhanh các cơn đau, hiệu quả giảm đau chỉ từ 10 - 60 phút sau khi sử dụng.
* Lưu ý không nên sử dụng thuốc giảm đau quá mức vì có thể gây ra hiện tượng đau đầu do lạm dụng thuốc.
Đau đầu xuất hiện rất phổ biến, đi cùng với nó các nguyên nhân gây đau đầu cũng đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp. Bệnh nhân mắc các chứng đau đầu cần xác định rõ nguyên nhân tiềm ẩn sau các cơn đau để có thể tìm ra cách chữa đau đầu phù hợp nhất.
NGUỒN THAM KHẢO:
- https://www.healthline.com/health/lack-of-sleep-headache
- https://www.healthline.com/health/headache/types-of-headaches
- https://www.health.harvard.edu/pain/headache-when-to-worry-what-to-do
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9639-headaches
- https://www.webmd.com/migraines-headaches/migraines-headaches-basics
- https://www.healthline.com/health/pressure-points-for-headaches
- https://www.everydayhealth.com/headache-migraine/headache-relief-meditation.aspx
- https://www.healthline.com/health/headache/anxiety-headaches
- https://www.nhs.uk/conditions/headaches/10-headache-triggers
Powered by Froala Editor