Đau mỏi cổ: Nguyên nhân và cách khắc phục cơn đau hiệu quả


Đau mỏi cổ là một tình trạng gây khó chịu với với nhiều người hiện nay, vì nó ảnh hưởng rất lớn để khả năng vận động, tâm lý và sinh hoạt hàng ngày. Hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục cơn đau hiệu quả như thế nào là điều rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!


Đau mỏi cổ là một vấn đề phổ biến trong cuộc sống


1. Nguyên nhân gây đau mỏi cổ

Đau mỏi cổ là một tình trạng phổ biến mà hầu hết chúng ta đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Cảm giác đau nhức, cứng cổ không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Để tìm ra giải pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân gây ra tình trạng này.


Đau mỏi cổ là tình trạng mà ai cũng từng trải qua


Sau đây một số kiểu đau cổ thường gặp và nguyên nhân gây ra cơn đau:

1.1. Đau cổ do căng cơ

Đau hoặc nhức cơ cổ và vai có thể xảy ra do gắng sức quá mức hoặc căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần kéo dài. Các cơ ở cổ có thể co cứng thành một khối và có thể cảm nhận khi chạm vào. 

Cơn đau cổ do căng cơ thường là do thường xuyên ngồi làm việc ở máy tính trong thời gian dài mà không thay đổi tư thế hay cúi đầu xem điện thoại khiến cổ chịu nhiều áp lực, thường gặp ở các nhân viên văn phòng.


Nhân viên văn phòng dễ đau nhức mỏi cổ


1.2. Đau cổ do co thắt cơ

Cơn đau xảy ra do việc cơ cổ co thắt một cách đột ngột và mạnh mẽ. Cổ bạn như bị căng cứng, đau nhói và không xoay đầu được. Khi bạn thức dậy với cổ đau và cứng, đó có thể là hiện tượng co thắt cơ. Co thắt cơ có thể là kết quả của chấn thương cơ, nhưng nó cũng có thể xảy ra do vấn đề về đĩa đệm cột sống hoặc thần kinh hay căng thẳng về tinh thần. 

1.3. Đau đầu

Khi đau đầu kèm cảm giác đau phần trên gáy cổ có thể là kết quả của sự căng cơ quá mức. Đây là tình trạng đau âm ỉ, nhức mỏi và không đột ngột như đau cổ do thắt cơ. Khi gặp trường hợp này, không nên cố gắng di chuyển cổ quá nhiều vì có thể làm tình trạng trở nên nặng hơn lúc đầu.

1.4. Đau khớp liên mấu

Đau khớp liên mấu (Facet) là tình trạng đau nhức ở các khớp nhỏ nằm giữa các đốt sống cổ. Cơn đau có thể gây đau nhói và âm ỉ sau đó, tăng lên khi cúi đầu về phía bên bị ảnh hưởng và có thể lan ra vai hoặc lưng trên. Nguyên nhân gây nên hội chứng này là do tình trạng thoái hóa khớp theo tuổi, các nguyên nhân khác bao gồm: trượt đốt sống, bệnh lý viêm tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…

1.5. Đau dây thần kinh

Đau dây thần kinh xảy ra khi các dây thần kinh ở cột sống bị kích thích hoặc bị chèn ép, gây ra đau nhói, tê bì hoặc như có kim châm đâm. Cơn đau này có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn hoặc lâu hơn. Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, cơn đau có thể lan từ cổ xuống cánh tay hoặc thậm chí đến tận bàn tay.

1.6. Đau tại các cơ quan khác

Bạn có thể cảm thấy đau ở một chỗ nào đó trên cơ thể, nhưng nguyên nhân thật sự lại đến từ một bộ phận khác. Chẳng hạn, trong trường hợp bạn cảm giác giác đau xuất hiện tại cổ tuy nhiên đó có thể là dấu hiệu của vấn đề tim mạch. Ngược lại, nếu bạn bị đau cổ khi ăn, nguyên nhân có thể liên quan đến thực quản.

1.7. Đau cổ do xương

Đau nhức ở đốt sống cổ ít phổ biến hơn nhiều so với đau cổ xảy ra ở các mô mềm như co thắt và căng cơ. Nếu cơn đau cổ do nguyên nhân từ xương cần được thăm khám y tế và điều trị vì nó có thể một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.


Nếu nguyên nhân từ xương thì có thể là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng


2. Một số cách giảm đau nhức cổ

Cách chữa đau nhức cổ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu do các bệnh nguy hiểm và nghiêm trọng liên quan đến xương, tim mạch hoặc các bệnh nặng khác thì cần chẩn đoán và điều trị ngay. Trong trường hợp đau nhức mỏi khác, bạn có thể tự kiểm soát cơn đau bằng một số cách sau:

2.1. Sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát cơn đau cổ từ nhẹ đến trung bình là cách hiệu quả nhất. Các hoạt chất thường được sử dụng bao gồm paracetamol, nhóm thuốc NSAID như ibuprofen, naproxen. NSAID có thể hiệu quả hơn vì tác dụng mạnh hơn. Tuy nhiên, chúng đi kèm với những tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn nguy hiểm nên cần hạn chế tự ý sử dụng. Vậy nên để an toàn nhất, bạn có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol cho tình trạng đau mỏi cổ tại nhà. 


Sử dụng thuốc giảm đau chứa paracetamol để giảm cơn đau mỏi cổ nhanh chóng

(Sản phẩm tham khảo: Efferalgan 500mg, sản xuất và nhập khẩu từ Pháp)


Trên thị trường hiện có rất nhiều dạng paracetamol, từ viên nén, viên nang đến viên sủi mà bạn có thể dễ dàng mua được ở mọi nhà thuốc. Đặc biệt, dạng paracetamol viên sủi nhập khẩu Pháp đang được các bác sĩ, dược sĩ đánh giá cao về chất lượng và kê đơn phổ biến để điều trị nhanh các cơn đau, cho hiệu quả giảm đau chỉ từ 10 - 60 phút sau khi sử dụng.

2.2. Massage và xoa bóp

Xoa bóp cơ tại chỗ giúp cơ được kéo giãn, giảm tình trạng co cứng, từ đó giúp giảm bớt tình trạng đau nhức. Phương pháp này còn có thể kích thích máu lưu thông, giúp các dưỡng chất được vận chuyển tới nuôi dưỡng giúp phục hồi cơ bắp nhanh hơn.

2.3. Vật lý trị liệu

Chuyên gia vật lý trị liệu có thể dạy bạn các bài tập để thực hiện tại nhà nhằm giúp giảm đau cổ, cải thiện độ linh hoạt và dẻo dai, đồng thời giúp chỉnh sửa lại tư thế đúng.

2.4. Châm cứu

Đây là một phương pháp điều trị truyền thống của Trung Quốc. Các chuyên viên châm cứu sẽ thực hiện châm kim vào các huyệt đạo của cơ thể dựa theo các lý luận y học cổ truyền để giảm cảm giác đau nhức. Hiệu quả của châm cứu có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người và tình trạng bệnh.


 Châm cứu là một phương pháp giảm đau nhức cơ thể hiệu quả


2.5. Chườm nóng và chườm lạnh

Trong 48 đến 72 giờ đầu tiên sau khi bị co thắt cơ, căng cơ cổ gây đau nhức hãy dùng túi chườm lạnh để giảm sưng và làm tê cơn đau. Bạn có thể dùng túi chườm chuyên dụng hoặc quấn đá vào khăn sạch rồi chườm lên khớp gối từ 15-20 phút, 3 hoặc 4 lần một ngày. Sau đó, bạn có thể tiếp tục chườm nóng bằng cách tắm bằng nước ấm hoặc chườm khăn ấm trong 15 - 20 phút, cũng áp dụng 3 đến 4 lần một ngày.

2.6. Thực hiện các bài tập giảm đau cổ vai gáy

Thực hiện các các bài tập để giảm đau cổ và vai là cũng là một cách. Các bài tập này khi được thực hiện thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho cổ và vai của bạn, đồng thời ngăn ngừa các tổn thương sau này. Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn trầm trọng hơn hoặc tăng lên khi tập luyện, hãy tạm ngưng và đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.


3. Một số bài tập hằng ngày để giảm đau mỏi cổ

3.1. Ngửa và cúi đầu

Bạn có thể thực hiện bài tập này khi ngồi hoặc đứng. Giữ chuyển động chậm và đều.

  • Giữ tư thế cho đầu thẳng đứng, vai và lưng tạo thành đường thẳng
  • Cúi đầu xuống chạm cằm vào ngực, giữ trong 15-30 giây. Sau đó từ từ ngẩng đầu lên.
  • Ngửa đầu ra sau, nhìn lên trần nhà. Giữ trong 10 giây, rồi trở lại tư thế ban đầu.
  • Lặp lại một vài lần. Nên thực hiện hàng ngày.


3.2. Nghiêng cổ sang hai bên

Bạn có thể thực hiện bài tập này khi ngồi hoặc đứng. Giữ lưng thẳng và đầu thẳng trên vai.

  • Từ từ nghiêng đầu sang phải cho đến khi cảm nhận được căng cơ ở bên cổ và vai.
  • Giữ nguyên tư thế trong 15-30 giây, sau đó từ từ quay đầu về vị trí ban đầu.
  • Lặp lại tương tự với bên trái. Thực hiện khoảng 10 lần mỗi bên.


Hãy thực hiện các bài tập cổ hằng ngày


Trên đây là một số thông tin về tình trạng đau mỏi cổ bao gồm các nguyên nhân và một số cách giảm đau hiệu quả và các bài tập hằng ngày giúp cải thiện tình trạng này. Hy vọng thông qua những chia sẻ chi tiết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức để chủ động phòng ngừa hiệu quả!


Nguồn tham khảo:

  1. Harvard Health Publishing. Neck pain: Symptoms, causes, & how to relieve it
  2. Webmd. Neck and Shoulder Pain Management: 
  3. Webmd. Neck Stretches for Pain Relief: How to Stretch Your Neck


Powered by Froala Editor