Đau bắp chân: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa
Đau bắp chân là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, căng cơ, hoặc các vấn đề liên quan đến tuần hoàn máu. Bài viết sau sẽ trình bày một số nguyên nhân gây ra đau bắp chân, các bước quan trọng trong quá trình điều trị tại nhà và cách phòng ngừa nó như thế nào.
Cơn đau bắp chân có thể âm ỉ hoặc khởi phát đột ngột
1. Đau bắp chân là tình trạng như thế nào
Đau bắp chân có thể là cơn đau âm ỉ hoặc khởi phát đột ngột ở phía sau bắp chân. Các triệu chứng thường xuất hiện bao gồm: đau đột ngột ở phía sau chân, bắp chân của bạn cứng và yếu khi đi lại; khó đứng lên bằng ngón chân và bị giới hạn phạm vi cử động; xuất hiện sưng tấy hoặc bầm tím ở cơ bắp chân.
Đau ở cơ bắp chân được phân loại thành các mức độ:
- Đau nhẹ - đau nhói (diễn ra trong hoặc sau khi hoạt động)
- Đau vừa phải - không thể tiếp tục hoạt động thường xuyên.
- Đau mức độ nặng - đau dữ dội
2. Một số nguyên nhân gây đau bắp chân
2.1. Căng cơ
Hoạt động quá mức có thể tăng áp lực cho cơ bắp chân gây căng cơ
Căng cơ thường xảy ra do mệt mỏi, hoạt động quá mức hoặc sử dụng cơ không đúng cách. Ví dụ, khi bắt đầu một chế độ tập luyện mới hoặc tăng cường các bài tập liên quan đến chân có thể làm căng cơ bắp chân. Điều này có thể bao gồm các bài tập như: chạy, đạp xe, nâng tạ. Việc cơ bắp bị kéo căng quá mức có thể dẫn đến rách cơ.
2.2. Đau bắp chân do hẹp động mạch
Động mạch bị hẹp có thể ngăn cản máu đến bắp chân, khiến các cơ không nhận đủ oxy. Điều này thường xảy ra khi bạn tập thể dục hoặc đi bộ, đặc biệt phổ biến ở những người hút thuốc hoặc mắc bệnh tiểu đường hay mắc các bệnh động mạch ngoại vi.
2.3. Chấn thương
Các chấn thương trực tiếp vào bắp chân như bị đánh hoặc bị ngã có thể làm tổn thương mô cơ mà không làm rách da. Chấn thương khiến các mao mạch bên dưới da bị vỡ và đổi màu tạo thành các vết bầm tím. Các vết này thường tự lành nhưng gây đau nhức kéo dài cho người bệnh.
2.4. Chuột rút
Chuột rút xảy ra khi các cơ co rút đột ngột, gây ra co thắt cơ đau đớn. Chúng có thể kéo dài vài giây hoặc vài phút mỗi lần nhưng có thể gây đau nhức trong nhiều giờ sau đó. Hiện tượng chân bị chuột rút vào ban đêm rất phổ biến.
Chuột rút là do các cơ co thắt đột ngột và liên tục
Nguyên nhân gây nên chuột rút có thể do mất nước, tập luyện thể thao quá mức hoặc thiếu khoáng chất. Chúng cũng có thể liên quan đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như: suy giáp, nghiện rượu, tiểu đường khi mang thai, suy thận.
2.5. Viêm gân
Gân có chức năng nối các cơ bắp chân với xương ở chân. Vì thế, viêm gân có thể giảm chức năng và gây áp lực lên cơ bắp chân khiến việc vận động trở nên đau đớn.
2.6. Huyết khối tĩnh mạch sâu
Trong một số trường hợp hiếm gặp, đau bắp chân có thể là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là trường hợp cục máu đông hình thành ở chân dưới gây thuyên tắc khiến máu khó lưu thông. Nếu không được điều trị, những cục máu đông này có thể dẫn đến thuyên tắc phổi và đe dọa đến tính mạng.
3. Điều trị đau cơ bắp chân tại nhà như thế nào
Đối với việc đau cơ bắp chân do căng cơ và chấn thương nhẹ, bạn có thể tự xử lý cơn đau tại nhà. Tuy nhiên, đối với các tình trạng chấn thương nặng hoặc nghi ngờ mắc các bệnh lý nghiêm trọng hơn như huyết khối tĩnh mạch sâu, hẹp động mạch,... thì thăm khám tại các cơ sở y tế là điều cần thiết.
Sau đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để giảm bớt cơn đau bắp chân và hỗ trợ quá trình phục hồi tại nhà:
3.1. Giãn cơ và và massage nhẹ nhàng
Khi đau cơ bắp cho căng cơ, giãn cơ và massage nhẹ nhàng để máu lưu thông và giảm căng cứng cơ bắp. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện chấn thương nghiêm trọng hoặc vết bầm tím còn quá đau, hãy cẩn thận và hạn chế chạm vào đến khi tình trạng nhẹ đi.
Massage nhẹ nhàng có thể giúp lưu thông máu và giảm đau nhức
3.2. Nghỉ ngơi và hạn chế chuyển động
Để cơ bắp có thời gian phục hồi, bạn nên nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gây áp lực lên bắp chân như chạy bộ, leo núi,...
3.3. Chườm nóng và chườm lạnh
Chườm đá có thể giúp giảm viêm và đau bằng cách dùng túi đá hoặc khăn bọc đá chườm lên vùng bị đau trong khoảng 15 - 20 phút, mỗi 2 - 3 giờ. Tương tự, đối với chườm nóng.
3.4. Sử dụng thuốc giảm đau
Sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn tại nhà cũng là một cách để giảm tình trạng đau đớn một cách hiệu quả và an toàn đối. Đối với những cơn đau từ nhẹ đến trung bình, có thể sử dụng paracetamol và một số thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAID tuy nhiên các thuốc trong nhóm này có nhiều tác dụng phụ và thận trọng khi sử dụng trong nhiều đối tượng hơn. Vậy nên paracetamol vẫn là lựa chọn an toàn và tối ưu nhất thường được sử dụng để giảm đau nhức tại nhà.
Giảm đau nhức cơ bắp chân hiệu quả tại nhà bằng viên nén sủi bọt paracetamol
(Sản phẩm tham khảo: Efferalgan 500mg, sản xuất và nhập khẩu từ Pháp)
Paracetamol trên thị trường có rất nhiều dạng bào chế phong phú như viên nén, viên nang, viên sủi. Tuy nhiên khi sử dụng cho mục đích giảm nhanh các cơn đau, các bác sĩ thường ưu tiên sử dụng dạng paracetamol viên sủi, đặc biệt là loại viên sủi nhập khẩu từ Pháp vì công nghệ sản xuất tiên tiến, cho hiệu quả giảm đau chỉ từ 10 - 60 phút sau khi sử dụng.
4. Cách phòng ngừa cơn đau bắp chân
4.1. Khởi động và thư giãn trước khi tập luyện
Khởi động trước khi tập luyện và thư giãn sau khi tập giúp giãn cơ và ngăn ngừa chấn thương trong tương lai.
Luôn khởi động và giãn cơ sau khi tập luyện để tránh đau bắp chân
4.2. Ăn uống đủ dinh dưỡng và khoáng chất
Duy trì cân nặng hợp lý và chế độ ăn uống cân bằng để giữ cho cơ bắp khỏe mạnh.
4.3. Bổ sung nước đầy đủ
Uống đủ nước giúp ngăn ngừa đau bắp chân vì mất nước có thể góp phần gây ra chuột rút cơ.
4.4. Nghỉ ngơi
Không đứng quá lâu hoặc hoạt động quá sức, cần có thời gian cho cơ bắp nghỉ ngơi và phục hồi, hạn chế gây áp lực và tổn thương cho bắp chân.
4.5. Tăng cường độ tập luyện hợp lý
Nếu bạn mới bắt đầu tập luyện thể thao hoặc đang tăng cường độ tập luyện, hãy thực hiện và tăng mức độ hoạt động dần dần vì nếu thay đổi đột ngột có thể gây ra chấn thương.
Đau cơ bắp chân có thể chỉ là một triệu chứng nhỏ, nhưng đôi khi nó lại là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Việc hiểu rõ các nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đừng ngần ngại thăm khám bác sĩ nếu tình trạng đau nặng nề và kéo dài hoặc ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
Nguồn tham khảo:
- Healthline. Calf Pain: Causes and Treatments
- Cleveland Clinic. Calf Muscle Pain
Powered by Froala Editor