10+ cách chữa cảm cúm nhanh nhất và hiệu quả có thể làm tại nhà

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan do virus cúm gây ra. Triệu chứng có thể kéo dài từ vài ngày đến hơn một tuần và thường bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, ho, nghẹt mũi và mệt mỏi. Việc điều trị cảm cúm tại nhà đúng cách giúp làm giảm triệu chứng nhanh chóng, hỗ trợ cơ thể hồi phục và ngăn ngừa biến chứng. Để hồi phục sức khỏe nhanh hơn bạn nên áp dụng 10+ cách chữa cảm cúm nhanh nhất dưới đây.

1. Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe

Cơ thể bạn sẽ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể phục hồi sau cúm. Bạn nên bổ sung trái cây và rau quả tươi trong thực đơn hàng ngày. Đây là những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nên sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch để chống lại virus hiệu quả hơn. 

Khi bị cúm, hầu hết người bệnh đều có cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cố gắng ăn uống đều đặn, đủ khẩu phần để sớm khỏe lại. [1]

Ngoài ra, một số sản phẩm bổ sung vitamin C dạng bào chế dễ hấp thu như viên sủi hoặc bột hòa tan uống trực tiếp, không cần dùng nước cũng có thể được sử dụng để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm tình trạng mệt mỏi và phục hồi nhanh hơn.


Bổ sung rau củ tốt cho sức khỏe là một trong những cách chữa cảm cúm nhanh nhất

2. Ở nhà tĩnh dưỡng

Việc nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sẽ giúp bạn có thêm năng lượng để chống lại virus cúm. Bạn nên xin nghỉ phép, không đi làm hoặc đi học để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên trì hoãn mọi kế hoạch mua sắm, dọn dẹp. 

Người bị bệnh cúm nên ở nhà để không lây lan bệnh sang những người khác. Người già, trẻ nhỏ là những người dễ bị cúm nhất, bạn nên hạn chế tiếp xúc với nhóm đối tượng này. [1] [2]


Người bị cúm nên ở nhà nghỉ ngơi

3. Uống đủ nước

Sốt cao là triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh cúm. Sốt sẽ khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Lúc này, cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng để thay thế lượng chất lỏng đã mất và chống lại bệnh nhiễm trùng. 

Ngoài nước lọc, bạn có thể uống trà thảo mộc, trà mật ong, nước ép trái cây, đồ uống thể thao và súp nấu từ nước dùng (chẳng hạn như súp gà). Chúng giúp biến chất nhầy, đờm đặc trong hệ hô hấp thành chất lỏng loãng mà bạn có thể ho ra và khạc ra. Nếu đờm tích tụ trong phổi có thể gây ra nhiễm trùng. Bạn nên tránh rượu và caffeine vì chúng có thể gây mất nước. [1] [2]


Người bệnh nên uống nhiều nước

4. Ngủ đủ giấc

Ngủ là liều thuốc tốt nhất cho cơ thể bạn trong giai đoạn chống lại bệnh cúm. Bạn có thể xem tivi, nghe nhạc để dễ ngủ hơn. Bạn nên đi ngủ sớm hơn bình thường và ngủ nướng. Bạn cũng có thể ngủ trưa để cơ thể có thêm thời gian phục hồi. Việc nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm, chẳng hạn như viêm phổi. [1]


Người bệnh cần ngủ đủ giấc

5. Giảm cơn ho

Bạn có thể sử dụng các phương pháp dân gian để làm dịu cơn ho của mình. Ngoài ra, bạn có thể dùng các phương pháp điều trị không kê đơn hay thuốc long đờm để chuyển chất nhầy thành chất lỏng, qua đó dễ dàng ho ra. Bạn không nên cho trẻ em dưới 4 tuổi dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm không kê đơn. Bạn có thể dùng kẹo ho bởi chúng có thể làm giảm cảm giác ngứa, khó chịu khi bị viêm họng và ức chế cơn ho nhanh chóng, hiệu quả.


Bạn cần tìm cách làm giảm cơn ho

6. Hạ sốt và đau nhức

Bạn có thể hạ sốt bằng các phương pháp dân gian đơn giản như:

  • Rau diếp cá: Dùng rau diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn, pha với nước ấm và chắt lấy nước uống. Rau diếp cá sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng. Bạn có thể pha thêm đường vào nước rau diếp cá để dễ uống hơn.
  • Gừng: Bạn rửa sạch gừng, xay nhuyễn, pha vào nước ấm để tắm. Sau khi tắm xong, người bệnh cần lấy chăn đắp để cơ thể toát ra mồ hơi giúp giảm sốt và hạ nhiệt cơ thể. Gừng có tác dụng kháng khuẩn, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể và đẩy lùi virus, vi khuẩn nhanh chóng.
  • Khăn và nước ấm: Bạn ngâm khăn mặt vào nước ấm rồi vắt bớt nước, sau đó để khăn lên trán, lòng bàn chân hoặc bàn tay, sau gáy để hạ nhiệt.  


Nên uống thuốc giảm sốt và giảm đau nhức

7. Xông hơi

Nếu bạn bị nghẹt mũi thì có thể xông hơi bằng nước nóng để mũi thông thoáng hơn. Cách thứ nhất là bạn đóng cửa phòng tắm, xả nước nóng từ vòi sen để hơi nước tràn ngập trong phòng. Cách thứ hai là bạn sử dụng một chậu nước nóng, cúi sát đầu gần mặt nước và trùm khăn lên đầu. [2]

8. Tăng độ ẩm cho không khí

Không khí khô có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên sử dụng máy phun hơi nước hoặc máy bổ sung độ ẩm cho không khí để giảm tình trạng tắc nghẽn hệ hô hấp. Bạn cần đảm bảo vệ sinh các thiết bị một cách sạch sẽ, ngăn ngừa nấm mốc phát triển. [1] [2]


Bạn cần tăng độ ẩm cho không khí

9. Dùng mật ong

Mật ong là một phương thuốc tự nhiên có khả năng làm dịu cơn đau họng hoặc ho. Bạn có thể pha trà mật ong để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một thìa mật ong có tác dụng kiểm soát cơn ho về đêm tốt hơn so với thuốc ức chế ho thông thường dùng cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong. [1]


Mật ong có thể làm dịu cơn ho và giảm đau họng

10. Dùng nước xịt mũi

Thuốc nhỏ mũi hoặc bình xịt nước muối có bán tại bất kỳ hiệu thuốc hoặc cửa hàng tạp hóa nào mà không cần kê đơn. Chúng có tác dụng tốt, an toàn với trẻ em. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt vào một bên mũi, nhẹ nhàng xì chất nhầy và nước muối ra ngoài. Bạn hãy lặp lại quy trình ở bên còn lại cho đến khi cả hai bên đều thông. [2]


Bạn nên dùng nước muối xịt mũi

11. Dùng thuốc không kê toa OTC

Nhiều người lầm tưởng kháng sinh có thể điều trị cảm cúm, nhưng kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng nếu không có biến chứng nhiễm khuẩn. Thay vào đó, phương pháp điều trị phổ biến là làm giảm triệu chứng khó chịu như sốt, đau đầu, nghẹt mũi, mệt mỏi, đồng thời hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Giảm triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm bằng thuốc: 

Trong trường hợp cảm lạnh hoặc cảm cúm đi kèm các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ thể, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt chứa hoạt chất paracetamol. Đây là một lựa chọn an toàn, thường được khuyến nghị để giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, cần dùng đúng liều lượng và cách quãng 4-6 giờ giữa các liều để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.

Trong đó, viên sủi paracetamol ngày càng được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng hòa tan nhanh, hấp thu tốt, giúp đưa dược chất vào cơ thể một cách nhanh chóng. Nhờ đó, tác dụng giảm đau, hạ sốt của thuốc đến sớm hơn so với các dạng viên nén truyền thống.

Tùy theo biểu hiện cụ thể, bên cạnh paracetamol, người bệnh có thể dùng thêm một số loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm ho, thuốc thông mũi, thuốc tiêu đờm hoặc thuốc kháng dị ứng. Việc kết hợp này có thể giúp làm giảm nhanh các biểu hiện khó chịu do cảm cúm gây ra. Tuy nhiên, để tránh nguy cơ quá liều hoặc gặp tác dụng phụ, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng, tuyệt đối không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc có chứa cùng một hoạt chất.

Lưu ý: Nếu sau vài ngày điều trị tại nhà mà các triệu chứng không cải thiện, thậm chí có dấu hiệu nặng hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách. 


Bạn có thể dùng thuốc không kê đơn

12. Dùng thuốc kháng vi rút

Thuốc kháng virus chỉ được bán theo đơn, vì vậy bạn phải đi khám bác sĩ trước khi sử dụng. Những loại thuốc này ngăn chặn virus phát triển và sinh sôi. Chúng có hiệu quả nhất nếu dùng trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng. Do đó, bạn nên đi thăm khám ngay nếu bệnh trở nặng, xuất hiện các triệu chứng như: [1] [2]

  • Đau tai hoặc chảy dịch từ tai.
  • Đau ở mặt hoặc trán kèm theo chất nhầy đặc màu vàng hoặc xanh lá cây trong hơn một tuần.
  • Nhiệt độ 38 độ C hoặc cao hơn ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
  • Nhiệt độ cao hơn 39 độ C ở trẻ lớn hoặc người lớn.
  • Khàn giọng, đau họng hoặc ho không khỏi.
  • Thở khò khè.
  • Hụt hơi.
  • Nôn mửa.

Những người từ 65 tuổi trở lên và trẻ dưới 2 tuổi, người mắc một số bệnh mãn tính về phổi, tim, thận, gan hoặc hệ thống miễn dịch yếu thì nên gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện triệu chứng cúm. 


Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng vi-rút

13. Tiêm vắc-xin phòng cúm

Vắc-xin cúm hàng năm được sản xuất dựa trên dự đoán của các nhà khoa học về chủng cúm nào sẽ thống trị mùa cúm tiếp theo. Tuy nhiên, đôi khi, họ lại dự đoán sai. Tiêm vắc-xin cúm sau khi bạn đã từng bị cúm có thể bảo vệ bạn khỏi các chủng vi-rút khác. Tự bảo vệ mình bằng cách tiêm vắc-xin là phương pháp bảo vệ sức khỏe được các bác sĩ khuyên dùng. [1]


Bạn nên tiêm vắc-xin phòng cúm

Bạn có thể áp dụng các cách chữa cảm cúm nhanh nhất trên đây để mau chóng phục hồi sức khỏe. Nếu bệnh diễn biến nặng thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn phù hợp. Trong quá trình điều trị bạn cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn của bác sĩ để bệnh mau khỏi. Tốt nhất, bạn nên tiêm vắc-xin phòng cúm để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

#VienSuiGiamDauHaSot #SanXuatTaiPhap  #UPSAVietnam #EUGMP #giảmnhanhđausốt #HieuQua #NhanhChong

Nguồn tham khảo:

  1. 12 Tips for a Speedy Flu Recovery: https://www.healthline.com/health/influenza/tips-for-speedy-flu-recovery (Ngày truy cập: 01/04/2025).
  2. 9 Tips to Ease Flu Symptoms: https://www.webmd.com/cold-and-flu/coping-with-flu (Ngày truy cập: 01/04/2025).

Powered by Froala Editor